Bài này nguyên văn chữ Hán là trên Giáo trình Hán ngữ, quyển 5 của Đh VH&NNBK. Sau khi học thấy hay và ý nghĩa nên đăng lên Blog để chia sẻ cùng bạn đọc. Bài dịch sau giờ học, có sự giúp đỡ của giảng viên và các bạn trong lớp.
Hạnh phúc mãi mãi không có cái tiêu chuẩn bất biến.
Hạnh phúc mãi mãi không có cái tiêu chuẩn bất biến.
Không ai có thể
nói rõ mình có bao nhiêu tiền, có được bao nhiêu quyền lực để có thể nói rằng
đã hạnh phúc. Cũng không ai có thể nói rõ rằng mình có bao nhiêu người thân, có
bao nhiêu con cái, có bao nhiêu bạn bè để có thể nói là đã hạnh phúc. Cũng
không ai có thể nói rõ là nhận được bao nhiêu tình cảm mới thì mới được gọi là (được)
hạnh phúc ... Hạnh phúc hoàn toàn là ở hành vi cá nhân, vĩnh viễn không là một
tiêu chuẩn thống nhất. Hạnh phúc thực ra chính là một thứ cảm giác của con người,
mỗi người đều có thể có được hạnh phúc, chỉ cần trong lòng bạn cảm thấy hạnh
phúc.
Tôi đã từng đọc
một câu chuyện khiến tôi rất cảm động: Có một người bây giờ đã trở thành một
người giàu có, nhưng ông ta lại rất có cảm tình với những viên kẹo. Thì ra, lúc
ông ta còn nhỏ thì trong nhà rất nghèo khổ. Một lần đang đi trên đường, có một
người hảo tâm đã cho ông ta một viên kẹo. Sau này nhớ lại tình cảnh lúc đó, ông
ta không biết cái thứ hương vị đó gọi là ngọt, chỉ là cảm thấy một thứ hạnh
phúc mà từ trước tới nay chưa từng có. Sau này, đứa bé nghèo khổ ngày đó đã dựa
vào nỗ lực của bản thân và trở thành một triệu phú, và cũng là một nhà từ thiện
nổi tiếng khắp nơi. Ông ta nói: “mỗi khi giúp đỡ một ai đó, tôi đều nhớ đến
viên kẹo lúc xưa, thì tôi lại rất cảm kích cái người tốt bụng đó đã cho tôi
viên kẹo. Một viên kẹo tuy chỉ đem lại cảm cảm giác ngọt nơi miệng lưỡi, nhưng
tấm lòng lương thiện của người đó đã in sâu (đậm) trong lòng tôi”. Ông ấy nói,
bây giờ ông ấy ăn uống thứ gì cũng không có được cái cảm giác ngọt ngào đến tận
trong tâm kia, chỉ có làm nhiều việc tốt, báo đáp xã hội, mới có thể tìm thấy được
cái cảm giác ngọt ngào như lúc lần đầu tiên được ăn viên kẹo.
Tôi có một người
hàng xóm, chồng của cô ấy là người có mới nới cũ, đòi ly hôn. Lúc ly hôn cô ấy
chỉ có một điều kiện là được nuôi đứa con trai. Cô ấy có thu nhập rất thấp,
nhưng trên khuôn mặt thì luôn nở những nụ cười, nụ cười đó không phải giả vờ mà
có. Cô ấy nói, chỉ cần nhìn thấy khuôn mặt vui tươi của đứa con, thì cô ấy đã cảm
thấy mình là người hạnh phúc nhất thế gian. Đối
với cô ấy mà nói, hạnh phúc chính là được nhìn thấy khuôn mặt vui tươi của
đứa con.
Đối với tôi mà
nói, hạnh phúc là gì ư? Đó là được đọc một cuốn sách hay, là được cùng bạn bè
nói chuyện về một chủ đề thú vị, là được từ trong nguồn thu nhập không nhiều của
mình lấy ra những đồng tiền ít ỏi để ủng hộ cho Chương trình Hy vọng[1],
là được nhìn thấy những đứa trẻ thất học lại được cắp sách đến trường trở lại,
là được nhìn thấy những người trước đây nghèo khổ được sống những ngày tươi đẹp,
là nhìn thấy tổ quốc của mình ngày một giàu mạnh, đương nhiên là còn được nhìn
thấy bố mẹ và tất cả những người trong gia đình được vui vẻ và khỏe mạnh, ...,
những điều đó chính là hạnh phúc của tôi.
Hạnh phúc vĩnh
viễn không có một tiêu chuẩn thống nhất, chỉ cần trong lòng bạn cảm thấy hạnh
phúc, thì bạn chính là một người hạnh phúc.
(Bách Quỷ Trúc Lâm dịch)
[1] Chương trình Hy vọng: là một hoạt
động quyên góp trợ giúp cho những trẻ em do hoàn cảnh gia đình nghèo khó mà thất
học được quay lại trường học do Quỹ phát triển Thanh thiếu niên Trung Quốc phát
động và tổ chức. Hoạt động này nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các giới trên
toàn Trung Quốc. Đến cuối năm 1998, đã thu được số tiến trợ giúp là hơn 1 tỷ
ban trăm triệu nhân dân tệ, xây dựng mấy trăm trường tiểu học, hy vọng giúp cho
hàng triệu trẻ em thất học được đến trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét